Home » Cài máy in

Category Archives: Cài máy in

Start here

Cách cài máy in cho win 7

Bước 1: Chuẩn bị

– Tải driver máy in muốn cài đặt (Lưu ý cần có driver dành cho Hệ điều hành phù hợp, ở đây mình cài máy in trên Hệ điều hành Win 7 nên sử dụng Driver for Win 7)

– Lưu ý: khi mua máy in thường có kèm theo đĩa Driver đi kèm, nếu không có thì có thể tải trên mạng tại trang chủ của hãng máy in, hoặc seach google…

Bước 2: Tiến hành cài đặt như sau

1/ Cài máy in cục bộ (Localhost) trên máy tính

– Kết nối máy in với máy tính (ở bài viết này mình dùng máy in HP Laserjet P2014, kết nối máy tính bằng cổng USB)

 
Cab USB nối máy in với máy tính
– Tiếp theo, bấm chọn Start/ Devices and Printers
 
 
– Xuất hiện cửa sổ Devices and Printers như sau:
 
 
– Chọn Add a printer
– Xuất hiện hộp thoại sau
 
– Bấm Add a local printer để cài đặt máy in cục bộ lên máy tính (Máy in được nối trực tiếp với máy tính)
– Xuất hiện hộp thoại sau 
– Chọn cổng kết nối với máy in, mặc định là cổng LPT1, ở đây kết nối giữa máy in HP P2014 qua cổng USB thì ta chọn kết nối qua cổng USB
– Tiếp theo bấm Next, xuất hiện hộp thoại sau
 
– Chọn hãng máy in ở bên trái phần Manufacturer, sau đó chọn tên máy in ở bên phải phần Printer, ở đây Driver đã có sẵn trên máy, nếu chưa có sẵn trên máy bạn cần cài driver như sau
Bấm Have Disk để trỏ đến nơi chứa Driver của máy in
 
– Tiếp theo bấm OK, xuất hiện hộp thoại dưới
 
 
– Chọn Driver máy in phù hợp, bấm Next để cài đặt,  xuất hiện hộp thoại sau
 
 
– Điền tên máy in ở phần Printer name, rồi bấm Next, việc cài đặt sẽ hoàn tất sau ít giây
 
 
– Tiếp theo xuất hiện hộp thoại sau:
 
– Chọn Do not share this printer: khi không muốn chia sẻ máy in này với người dùng khác, Chọn Share this printer so…. để chia sẻ máy in này với người dùng khác
Tiếp theo bấm Next, xuất hiện hộp thoại sau:
 
 
– Bấm Print a test page để in test, Bấm Finish để kết thúc

Như vậy việc cài đặt máy in cục bộ lên máy tính đã hoàn thành

2/ Cài đặt máy in chia sẻ qua mạng nội bộ (LAN Network)

– Mô hình này như sau:
– Trong mạng nội bộ (cùng 1 phòng, ban hoặc cùng một công ty), máy in được cài cục bộ trên một máy tính, máy in này được đặt chế độShare

 
      Mô hình chia sẻ máy in qua mạng cục bộ

– Tại máy tính có cài trực tiếp máy in (gọi là máy chủ) ta thực hiện các bước sau
Bấm Start/ Devices and Printers
– Tại hộp thoại Devices and Printers, kích chuột phải vào máy in cần Share bấm Printers properties, xuất hiện hộp thoại sau:

 

– Tích chọn Share this printer, rồi bấm OK
– Tại máy Clien, ta tiến hành cài đặt máy in qua mạng nội bộ như sau
– Bấm chọn Start/ Devices and Printers
– Tại cửa sổ Devices and Printers / Chọn Add a printer
– Xuất hiện hộp thoại sau

 

– Bấm chọn “Add a network, wireless or Bluetooth printer”, xuất hiện hộp thoại sau:

 

– Các bạn chờ vài phút để load các printer được chia sẻ trong mạng nội bộ như hình dưới đây

 

– Tiếp theo bấm chọn máy in đã được Share, rồi bấm Next
– Cũng có thể kết nối với máy in Share bằng cách bấm “The printer that I want isn’t listed”, xuất hiện đoạn hội thoại sau:

 

– Bấm chọn “ Select a share printer by name”, trong hộp text box gõ tên máy in được chia sẻ (ví dụ: \\MAIBV-PC\HP LaserJet P2014), rồi bấm Next
– Việc kết nối và cài đặt sẽ hoàn thành sau vài giây

 

– Bấm Next để hoàn thành việc cài đặt
3/ Cài đặt máy in có sử dụng Printer server
– Mô hình như sau: 

 
 

– Máy in phải có cổng nối với printer server, theo đó máy in được kết nối trực tiếp với mô hình mạng thông qua printer server, bằng việc kết nối này, tất cả các máy tính trong cùng một dải mạng đều có thể kết nối với máy in
– Việc cài đặt như sau: Máy in sau khi đã kết nối vào mạng, được đặt địa chỉ IP tĩnh trong mạng. (ví dụ: IP: 192.168.2.149)
– Tại Máy tính Client tiến hành cài đặt như sau:
– Bấm chọn Start/ Devices and Printers
– Tại cửa sổ Devices and Printers / Chọn Add a printer
– Xuất hiện hộp thoại sau

 

– Bấm chọn “Add a network, wireless or Bluetooth printer”, xuất hiện hộp thoại sau:

 

– Bấm “The printer that I want isn’t listed”, xuất hiện đoạn hội thoại sau:

 

– Bấm chọn “Add a printer using a TCP/IP address or hostname”. Rồi bấm Next
Hộp thoại sau xuất hiện:

 

– Tại mục Device type chọn “TCP/IP Device”
– Tại mục Hostname or IP address điền địa chỉ IP của máy in: 192.168.2.149
– Tại Port name: ghi tên máy in (để mặc định)
– Bấm Next để kết nối với máy in, việc kết nối sẽ diễn ra ít phút
Chúc các bạn thành công!

Lương Trainer